Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Trầm cảm và chuyện phòng the

Tham vấn y khoa :

Một trong những ảnh hưởng không tốt của trầm cảm lên sức khỏe là vấn đề rối loạn chức năng hoạt động tình dục.

Trầm cảm là căn bệnh thời đại đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. Một trong những ảnh hưởng không tốt của trầm cảm lên sức khỏe là vấn đề rối loạn chức năng hoạt động tình dục.

Trầm cảm và suy giảm tình dục

Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc, tác động đến khí sắc, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tình cảm, nhận thức, rối loạn thần kinh thực vật và tâm thần vận động của người bệnh…

Bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như: tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ…

Bệnh này dẫn đến giảm khả năng về mặt xã hội của con người như: học tập, giao tiếp, công việc…

Về mặt cảm xúc, người trầm cảm hay buồn bã, ủ rũ, chán chường, lo lắng, đau khổ, sợ hãi, hoài nghi… Về mặt tâm trí, các chức năng nhận thức ở người trầm cảm bị trì trệ, ức chế, nhất là mức độ chú ý, tiếp thu, tư duy trí nhớ, khả năng thích nghi.

Những biến đổi cảm xúc và rối loạn tâm trí đó thường đi đôi với những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nội tạng khác nhau thể hiện dưới dạng đau đầu, mất ngủ, đau ngực, đau vùng trước tim, rối loạn nhịp tim, đau cơ xương khớp, huyết áp thất thường… và đặc biệt là rối loạn và suy giảm tình dục.

Rối loạn tình dục là một triệu chứng thường thấy ở cả nam và nữ khi mắc chứng trầm cảm. Có thể phân ra 3 loại rối loạn gồm: suy giảm ham muốn, rối loạn cương và rối loạn xuất tinh. Bệnh nhân trầm cảm thường giảm mạnh các hứng thú và đam mê, trong đó có nhu cầu tình dục. Họ thường than phiền rằng đã mất hết các sở thích vốn có trước đây.

Họ không còn ham muốn tình dục, nhiều khi hàng tháng không muốn quan hệ với vợ, chồng (hoặc bạn tình). Hoặc có quan hệ cũng là do chiều chồng (vợ) chứ bản thân không thấy hứng. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi nên luôn tìm cách từ chối quan hệ tình dục.

Dần dần họ lâm vào tình trạng mệt mỏi hơn. Họ thường viện cớ công việc, sức khỏe… để thoái thác. Bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng buồn rầu vô cớ, nét mặt ủ rũ, tâm trạng u uất, không thể vui được (dù có các tác động bên ngoài). Chính vì cảm giác buồn bã này mà họ không muốn quan hệ tình dục. Với họ, đời sống tình dục là một khái niệm gần như không tồn tại.