Tác hại của việc nghiện điện thoại
Điện thoại thậm chí trở thành một nỗi ám ánh, gây ra các vấn đề về xương khớp như đau ngón tay, khuỷu tay, cổ…
Ám ảnh về tiếng rung
Một nghiên cứu của giáo sư thuộc Đại học Purdue (Ấn Độ) cho thấy 89% sinh viên chưa tốt nghiệp đã từng trải qua hiện tượng ‘tiếng rung ma’, có nghĩa là nghe và cảm thấy tiếng rung của điện thoại cho dù trên thực tế máy của họ không hề rung. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng những sinh viên quá phụ thuộc vào các tin nhắn và mạng xã hội trở nên lo lắng khi điện thoại không rung.
Để hạn chế tình trạng này, hãy tắt chế độ rung và chỉ kiểm tra điện thoại vào những giờ cố định. Nếu bạn cần phải giữ smartphone bên mình, hãy để nó trong túi. Cố gắng đừng kiểm tra túi liên tục vì nếu không, bạn có thể sẽ trở thành nạn nhân đầu tiên của hội chứng ‘chiếc túi rung’…
Đau ngón tay và khuỷu tay
Các động tác trượt, gõ chữ và chơi điện tử trên smartphone sẽ làm đau cơ ngón tay. Sử dụng điện thoại quá nhiều còn gây viêm gân và làm trầm trọng hơn những bệnh như viêm ống cổ tay. Tương tự, khuỷu tay sẽ bị ngứa ran, tê buốt và đỏ tấy nếu bị co lại trong thời gian dài.
Chiếc điện thoại khiến bạn có những triệu chứng trên, hãy làm vài động tác gập cổ tay. Nếu bị đau liên tục hơn một tuần, hãy thử chườm nóng. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ.
Hại cột sống và đau cổ
Sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ làm hỏng xương cổ và khiến các cơ lưng đau đớn. Theo một nghiên cứu ở Anh, 84% người trẻ tuổi bị đau cột sống trong năm 2014 là do dùng smartphone, tablet và máy tính quá thường xuyên.
Hãy sửa tư thế ngồi cho ngay ngắn để giảm bớt các cơn đau lưng, hạn chế sử dụng điện thoại để bớt áp lực lên cổ. Trông có vẻ kỳ quặc, nhưng thỉnh thoảng hãy giữ điện thoại ở thẳng trước mặt để không phải cúi xuống.
Hỏng mắt
Nhìn liên tục vào màn hình điện thoại đầy những bài đăng trên mạng xã hội với những dòng chữ nhỏ xíu có thể dẫn đến mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt và chóng mặt. Mắt mờ kèm theo cứng cơ cổ có thể gây ra đau đầu. Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy tăng cỡ chữ trong điện thoại. Người sử dụng smartphone được khuyên để máy cách mắt ít nhất 40 cm. Cứ vài phút một lần, rời khỏi màn hình và nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đừng quên chớp mắt.
Chứng sợ thiếu điện thoại
Chứng sợ thiếu điện thoại (nomophobia) khiến bạn không dám rời xa chiếc máy của mình. Nghiên cứu tiến hành trên 1.000 người ở Anh cho thấy, 66% dân số sợ việc đánh mất hay không được ở cùng điện thoại.
Một số biểu hiện của chứng sợ này là trở nên căng thẳng hoặc xuất hiện các triệu chứng cơ thể tiêu cực khi mất hoặc không thể dùng điện thoại, điên cuồng kiểm tra để chắc chắn có điện thoại bên người và không ngừng lo lắng có thể đánh mất máy ở đâu đó.
Cũng theo nghiên cứu trên, phụ nữ dễ mắc chứng sợ thiếu điện thoại hơn nam giới. Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện tương tự, các chuyên gia khuyên hãy có các biện pháp giải tỏa lo âu như hít thở sâu hoặc tập yoga.
Có Thể Bạn Quan Tâm