Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Quan niệm sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi cho con tập ăn dặm

Tham vấn y khoa :

Các chuyên gia sẽ giải thích cho các mẹ hiểu cách thức cho con ăn dặm chuẩn xác nhất.

Khi bé yêu của bạn được 4 đến 6 tháng tuổi là thời điểm bé bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn ăn dặm. Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh việc cho bé ăn đồ thô và cũng có không ít các quan niệm sai lầm mà các mẹ áp đặt lên con. Vậy cho ăn thế nào mới là tốt nhất cho con, hãy cùng xem các chuyên gia phân tích.

Quan niệm số 5: Không nên cho trẻ ăn đậu phộng sớm để ngăn ngừa dị ứng phát triển

Sự thật: Trong một nghiên cứu năm 2015, Adelle Atkinson, chuyên gia về miễn dịch học tại Bệnh viện Nhi của Toronto đã kết luận: với trẻ em có nguy cơ cao bị dị ứng, giới thiệu đậu phộng cho trẻ càng sớm càng tốt. Việc này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh dị ứng đậu phộng. Đó cũng là quan điểm của Viện y tế quốc gia.

Chuyên gia dinh dưỡng Cara Rosenbloom, Toronto khuyên các mẹ nên trộn một chút bơ đậu phộng vào sữa chua hoặc rắc 1 chút đậu phộng nghiền lên hoa quả để tăng thêm hương vị và hấp thu vitamin.

Đừng căng thẳng nếu bạn làm đủ mọi cách mà con vẫn lười ăn. Hãy kiên trì và dừng lại một chút để xem lại cách thức nấu cũng như chế độ dinh dưỡng cho bé.

Quan niệm số 1: Nếu con hào hứng với đồ ăn có nghĩa bé đã sẵn sàng ăn dặm

Sự thật: Trẻ sơ sinh dù mới 3 tháng tuổi cũng đã có khả năng quan sát các món ăn và tìm đồ ăn trong bát hay đĩa nhưng đó chỉ là 1 trong nhiều dấu hiệu sẵn sàng. Theo lời của Catherine Pound, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Đồng Đông Ontario ở Ottawa: ‘Bé chỉ thực sự sẵn sàng khi quan tâm nhiều hơn đến thức ăn, tự ngồi độc lập và giữ vững đầu mình, có sự phối hợp giữa nhai và nuốt’.

Số tháng tuổi cũng là một yếu tố quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo: Các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, từ 6 tháng bé mới bắt đầu tập ăn dặm, từ tháng thứ 12 trở đi mới nên ăn dặm ngày 3 bữa. Sữa vẫn phải là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi.

Cả Hiệp hội Nhi khoa Canada và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên giới thiệu các thức ăn thô cho trẻ khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên và vẫn duy trì đều việc bú mẹ hoặc sữa công thức.

Quan niệm số 2: Cho bé ăn 1 thức ăn cố định khi bắt đầu ăn dặm

Sự thật: Sarah Remmer, chuyên gia dinh dưỡng ở Calgary khuyên nên dùng một số loại thực phẩm khác nhau như thịt nấu chín, nghiền nhỏ, cá đã gỡ bỏ xương, xay nhỏ, trứng nấu chín đánh tan hay đậu làm những thực phẩm đầu tiên giới thiệu cho bé ăn dặm. Bạn cũng có thể cho bé ăn bột ngũ cốc trong giai đoạn mới tập làm quen này vì ngũ cốc chứa hàm lượng chất sắt cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.

Có 2 lý do chính để tập cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau ở dạng rắn khi đã đủ 6 tháng. Pound nhận định: ‘Đó là để phát triển các kĩ năng vận động miệng và tăng lượng chất sắt’.

Quan niệm số 3: Chỉ nên cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn ở giai đoạn đầu

Sự thật: Không nhất thiết phải cho trẻ ăn đồ quá nhuyễn ở tháng thứ 6. Remmer khẳng định ở thời điểm này trẻ sơ sinh có khả năng nhai thức ăn ngay cả khi chúng chưa có răng. Các mẹ có thể cho con ăn bột mịn nhưng cũng có thể cho bé ăn thô ngay để thực hành kĩ năng nhai.

Hãy thử bất cứ loại thực phẩm nào mà Remmer đề xuất ở trên, ngoài các loại củ quả hấp mềm và các miếng phô nhỏ. Cô ấy nói: “Cho ăn thức ăn mềm sẽ khuyến khích trẻ tự ăn, giúp phát triển cơ miệng. Nó cho phép trẻ kiểm soát được bao nhiêu và ở tốc độ nào mà chúng ăn, điều này sẽ giúp tự điều chỉnh việc ăn uống sau này’.

Các mẹ nên tránh những đồ ăn có thể gây hóc như các loại rau và quả quá cứng, các thực phẩm có dạng tròn nhỏ như nho không được cắt theo chiều dọc, thực phẩm dẻo và dính như bơ lạc, bắp rang, kẹo dẻo, các loại đậu và hạt nguyên hạt, cá có xương, hotdog và xúc xích chưa được cắt miếng nhỏ.

Ngay cả với thanh đồ ăn mềm, các bé vẫn sẽ bị ọe khá nhiều nhưng các mẹ đừng lo lắng bởi theo giải thích của Remmer: “Trẻ có phản xạ ọe tự nhiên, điều đó giúp các bé có thể đưa đồ ăn đi quá sâu trong họng quay trở lại miệng mình, như vậy các bé sẽ không bị hóc”. Thường thì khả năng hóc là khá hiếm, nhưng các mẹ vẫn nên tìm hiểu cách xử lý khi bé bị hóc để đề phòng.

Quan niệm số 4: Tốt nhất là không cho bé ăn các loại gia vị

Sự thật: Hương vị là thứ tuyệt vời để kích thích ăn ngon. Phần lớn các bác sỹ nhi khoa khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được 8 tháng tuổi trở lên mới cho bé làm quen với các loại gia vị và thảo dược để giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Chúng không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn mà còn có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa.

Vì vậy đừng ngại ngùng thêm 1 chút xíu gừng, hành hay rau mùi tùy vào từng món ăn. Phụ huynh nên hạn chế đường và muối để bảo vệ thận cho bé nhưng không nên cắt giảm hoàn toàn mà hãy điều chỉnh lượng muối cho các bữa ăn phù hợp với độ tuổi của bé.