Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Những rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa :

Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp.\r\n\r\nNghiên cứu cho thấy có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. \r\n\r\nGiáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện không bình thường, xuất hiện trong quá trình nuôi trẻ, liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho ăn. Trẻ đẻ thường, được nuôi bằng sữa mẹ tần suất xuất hiện triệu chứng tiêu hóa ít hơn bé được nuôi bằng sữa công thức. Các biểu hiện thường gặp: nôn trớ, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón… Đa số lành tính, giảm dần khi trẻ 1 tuổi, số ít có nguyên nhân thực thể cần chẩn đoán sớm. \r\n\r\nNguyên nhân của tình trạng này là hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc từ trước khi đứa trẻ chào đời. Tuy nhiên, trước 3 tháng tuổi, nước bọt bài tiết rất ít, vì vậy không nên cho trẻ ăn bột trước thời điểm này.\r\n\r\n‘Ở trẻ nhỏ, cơ thực quản, dạ dày còn yếu, mỏng nên trẻ cũng dễ bị nghẹn hoặc nôn nhất là khi ăn nhiều. Phương pháp chăm sóc con của nhiều gia đình không phù hợp với lứa tuổi cũng là lý do. Chúng tôi từng gặp trẻ 3 tuổi mà không nhai được. Trước kia nhiều bà mẹ có phong trào cho con ăn bột sớm, ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi, hậu quả khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng’, giáo sư Khánh nói.\r\n\r\nDưới đây giáo sư Khánh tư vấn một số rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ:\r\n\r\nNôn trớ\r\n\r\nNôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.\r\n\r\n75% nôn trớ ở trẻ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Lý do của hiện tượng này là sau khi sinh dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực tế. \r\n\r\nĐể hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:\r\n\r\n- Chế độ ăn: Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ.\r\n- Cho trẻ bú đúng tư thế: Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi, vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.\r\n- Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.\r\n- Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.\r\n- Dùng thuốc, biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả và có chỉ định của bác sĩ. \r\n\r\nTrẻ nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải như mất natri, clo và mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ… Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hoá như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não…\r\n\r\nTiêu chảy cấp\r\n\r\nTrẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. \r\n\r\nBé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu. \r\n\r\nXử trí khi trẻ bị tiêu chảy:\r\n\r\n- Điều trị sớm, quan trọng nhất là bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ.\r\n- Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị.\r\n- Cha mẹ có thể tự chế dung dịch bù nước điện giải sau:\r\n\r\nNước cháo muối: Dùng 1 nắm gạo (50 g), một nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần. \r\nNước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.\r\nNước chuối, hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho một thìa gạt muối (3,5 g) cho trẻ uống dần. \r\n\r\n- Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo. \r\n- Trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ thì người mẹ nên tiếp tục cho con bú và tăng số lần bú. Nếu không có sữa mẹ thì ăn sữa công thức nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày. \r\nVới trẻ từ 6 tháng, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, cha mẹ cần cho con ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng. \r\nCho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm…\r\n\r\nTáo bón\r\n\r\nĐây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được… Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.\r\n\r\nNguyên nhân của tình trạng này là do bé ăn chưa đủ số lượng; pha sữa quá đặc; mẹ bị táo bón cho con bú; bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả. Một số bé bị táo bón là do yếu tố tâm lý, thường gặp ở trẻ mẫu giáo do bé ngại xin phép hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện. Hậu quả là sau vài lần làm cho đại tràng dần to, phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thước đại tràng để gây phản xạ đi ngoài. Bên cạnh đó, trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, bị còi xương, suy dinh dưỡng… cũng bị táo bón. \r\n\r\nViệc điều trị theo nguyên nhân, nhưng điều chỉnh chế độ ăn vẫn là bước quan trọng nhất:\r\n\r\n- Cho trẻ uống nhiều nước.\r\n- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau, củ khoai lang; mồng tơi; đu đủ; chuối tiêu; cam; bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. \r\n- Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền. \r\n- Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…\r\n- Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. \r\n\r\nBên cạnh đó, luyện tập cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng táo bón. Cụ thể, cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé: chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn). Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi). Đồng thời, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định. \r\n\r\nNếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; táo bón ngay sau khi sinh; kém ăn, gầy sút cân… thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.