Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Những lưu ý chăm sóc sau khi tiêm chủng

Tham vấn y khoa :

Tiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm.\r\n\r\nTiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ là kịp thời cho trẻ đi tiêm đúng hạn mà còn phải chăm sóc cho con sau khi tiêm.\r\n\r\nGiúp bé trong quá trình tiêm\r\nHầu như tất cả các loại vắc xin đều làm ở dạng thuốc tiêm. Một vài trường hợp ngoại lệ thì được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống. Và hầu hết trẻ em sợ kim tiêm. Ngoài ra, tại chỗ tiêm có thể cảm thấy nóng rát, khó chịu. Các mẹ có thể giúp bé cảm thấy bớt đau hơn trong chính thời điểm tiêm chủng bằng những cách sau:\r\n\r\nNếu bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn.\r\n\r\nPhải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?\r\nĐôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn có thể xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.\r\n\r\nSốt nhẹ\r\n\r\nNhiệt độ tăng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.\r\n\r\nRiêng với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.\r\nBác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được dùng và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.\r\n\r\nTuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thân nhiệt của bé không hề giảm mặc dù bạn đã thử mọi cách, hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn 3 tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.\r\n\r\nNếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.\r\n\r\nĐỏ, sưng\r\n\r\nSưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.\r\n\r\nNếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.\r\n\r\nPhát ban, nổi mề đay\r\n\r\nTrong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.\r\n\r\nĐưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:\r\n- Sốt cao từ 38,5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.\r\n- Nổi ban.\r\n- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém… nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.\r\n- Co giật hoặc co giật giống như động kinh.\r\n- Tím tái.\r\n- Mất ý thức.\r\n\r\nKhó chịu, mất cảm giác ngon miệng\r\n\r\nVào ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng trẻ có thể buồn ngủ, có một số trẻ bỗng biếng ăn. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…\r\n\r\nHãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.\r\n\r\n