Nhóm startup Việt giành vé tới Silicon Valley nhờ ứng dụng khởi nghiệp
[ad_1]\r\n
Từ ứng dụng tóm tắt sách, thẳng tiến tới Silicon Valley
\n\n
Nhóm ứng dụng tóm tắt sách CheckIt bao gồm 3 thành viên: Nguyễn Phương Thúy, Nguyễn Kiều Linh (đều SN 1993, học ngành Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Hà Nội) và Tống Tùng Khánh (SN 1986, cựu SV trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội).
\n\n
Sau khi chiến thắng ở cuộc thi Her Startup Vietnam, nhóm sẽ tới Silicon Valley để tham gia Her Startup vào tháng 7, kết nối với các startup trên toàn cầu. Đây là diễn đàn nhằm tìm kiếm và phát triển các tài năng lãnh đạo trẻ, các nhà khởi nghiệp tiềm năng trong nữ giới, nhất là trong ngành công nghệ.
\n\n
Về ý tưởng ra đời ứng dụng tóm tắt sách, Khánh cho biết: “Khi biết về những người đã đọc tới 150.000 quyển sách, mình thấy có cảm hứng để đọc được nhiều sách. Mình tìm hiểu phương pháp để có thể đọc sách nhanh hơn nhưng chưa được hiệu quả như bản thân mong muốn.
\n\n
Bên cạnh đó, những nhân vật xuất chúng thế giới thành công một phần là vì họ đọc rất nhiều sách, ví dụ Bill Gates, Elon Musk…với mỗi năm khoảng 60 quyển.
\n\n
Nhưng ở Việt Nam, theo thống kê trung bình mỗi năm, 1 người chỉ đọc chưa đến 1 quyển, vì những lý do phổ biến: bận rộn, bị xao nhãng và cuốn hút bởi các mạng xã hội. Để khắc phục vấn đề này, mình đã áp dụng nguyên lý 80/20 vào việc đọc sách – giúp mọi người đọc ít nhất 80% nội dung sách, chỉ trong khoảng 20% thời gian”.
\n\n
\n\n
Hai cô gái xinh xắn của nhóm là Phương Thúy (trái) và Kiều Linh sẽ được tham dự diễn đàn với các startup toàn cầu tại Silicon Valley (Mỹ).
\n
\n
\n\n\n\n
Ý tưởng của Khánh đã nhận được sự ủng hộ của hai cô gái. Khánh học Công nghệ thông tin nên phụ trách mảng kĩ thuật, Linh chuyên trách nội dung, còn Thúy phụ trách marketing và sales.
\n\n
Mặc dù mới thực hiện ý tưởng được hơn 1 tháng, nhóm đã tiến hành khảo sát thói quen đọc sách của mọi người, tìm ra và giải quyết những vấn đề hay gặp phải khi đọc sách. Hiện tại, nhóm đã hoàn thành 20 quyển, xây dựng xong website, dự kiến tháng 7 sẽ hoàn thiện và cho ra mắt ứng dụng.
\n\n
Linh cho biết, nhóm thường xuyên kết nối “xuyên màn đêm” tranh luận nảy lửa về ý tưởng, mô hình… Hiện tại nhóm vẫn đang tìm kiếm đầu tư để nâng cao số lượng sách chất lượng tốt.
\n\n
Linh bày tỏ: “Người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách 1 năm, chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng để chúng mình khai thác. Nhưng để biến tiềm năng thành hiện thực, nhóm phải có cách thức phù hợp: kéo người đọc ra khỏi các hình thức giải trí, chuyển sang dùng ứng dụng đọc sách. Điều này đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt – tóm tắt được những ý chính, nội dung nổi bật; ví dụ dễ nhớ nhất cho người đọc”.
\n\n
Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, 3 thành viên luôn có thái độ tích cực. “Những trở ngại, áp lực càng làm mọi người muốn chinh phục thử thách. Chúng mình thường cùng nhau phân tích, tìm giải pháp – hay còn gọi là lần mò cơ hội trong những khó khăn.
\n\n
Như trong cuộc thi Her Startup Vietnam lần này, khi được biết nhóm lọt top 6, mọi người chưa kịp vui mừng thì đã phải gác tất cả mọi công việc để vào trong TP. Hồ Chí Minh. Chúng mình cũng hiểu rằng đây vẫn là cơ hội để ứng dụng được biết đến hơn, được lắng nghe và học hỏi từ cố vấn, ban giám khảo nên chiến đấu trong tâm thế sẵn sàng và tự tin nhất…”, Linh nói.
\n\n
Theo Thúy, điều tuyệt vời tạo nên thành công như hiện tại là sự kết hợp ăn ý của các thành viên. “Nếu như đứng riêng lẻ, chúng mình rất khó có thể đi xa đến bước này. Cả nhóm như những mảnh ghép tạo nên sự hoàn chỉnh.
\n\n
Khi làm việc, mọi người lúc nào cũng tranh luận đến cùng để ra vấn đề. Vì luôn có mục tiêu chung, phân chia công việc rõ ràng nên sự trao đổi giữa chúng mình tránh được mâu thuẫn”, Thúy chia sẻ.
\n\n
\n\n
Tống Tùng Khánh – Chàng trai có ý tưởng sáng tạo nên ứng dụng tóm tắt sách CheckIt.
\n
\n
\n\n\n\n
“Luôn đau đáu làm điều gì đó cho cộng đồng”
\n\n
Cả 3 người trong nhóm đều từng tiếp xúc với môi trường khởi nghiệp trước đó. Linh từng đạt giải ba cuộc thi Hành trang kinh tế xanh, tham gia chương trình Thinktank Startup Training tại Kathmandu Nepal…
\n\n
“Mình có ý định startup vì luôn đau đáu làm điều gì đó cho cộng đồng. Tốt nghiệp đại học, mình làm trong công ty kiểm toán, nhưng đôi lúc cảm thấy môi trường hơi bó hẹp và nặng nề về tiền bạc, nên chuyển sang làm các dự án phát triển, nhưng rồi lại có cảm giác cách chi tiêu tài chính ở đó không hiệu quả.
\n\n
Mình đã rẽ hướng startup, muốn xây dựng một công ty có thể vận hành tự nuôi sống, mà vẫn giải quyết được nhu cầu của cộng đồng”, Linh bộc bạch.
\n\n
Thúy thì lọt vào Top 4 cuộc thi ASEAN Impact Challenge 2015, tham gia nhiều chương trình, dự án khác nhau của Đại sứ quán Mỹ: Streams of Hope, Entrepreneur Incubator…và một số công ty lớn trong nước.
\n\n
Trong cuộc thi ASEAN Impact Challenge, lần đầu tiên Thúy đầu tư thời gian, công sức xây dựng kế hoạch kinh doanh, được sống với mong muốn được thực hiện ý tưởng đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho xã hội. “Dần dần, mình nhận ra ước muốn được làm, được tự khẳng định mình và cống hiến cho cộng đồng”.
\n\n
Ngoài dự án tóm tắt sách, Khánh đã có một sản phẩm khởi nghiệp về công nghệ khác. “Mình tìm hiểu về khởi nghiệp và thấy có nhiều điều thú vị. Sản phẩm trước đó của mình đã khá ổn định nên khi ý tưởng mới đến, mình tiếp tục triển khai, với mong muốn khai thác những tiềm năng và ý nghĩa của nó đối với mọi người”.
\n\n
Không may mắn như Khánh, Thúy và Linh từng thất bại khi thực hiện một số ý tưởng trước đó, nên ý thức khá rõ về những khó khăn khi khởi nghiệp. Thúy cho biết: “Kể cả khi thắng giải cuộc thi Her Startup Vietnam, chúng mình cũng hiểu rằng đây chưa phải là thành công, mà là cơ hội để phát triển”.
\n\n
Mặc dù cũng qua nhiều vấp ngã, nhưng đến thời điểm này, hai cô gái cũng chưa bao giờ nản lòng. “Khi làm startup, mình được tự do đưa ra ý tưởng và xây dựng sản phẩm, tự do làm việc không kể ngày đêm, tự do tranh cãi với các thành viên để đưa ra ý tưởng tuyệt vời nhất, tự do theo đuổi tầm nhìn bản thân đã vạch ra…”, Thúy nói.
\n\n
Hoài Thư
\n\n \n \n
\n
\n \n \n
\r\n
[ad_2]
— Đăng bởi V —
Có Thể Bạn Quan Tâm