Giúp mẹ bầu công sở thoải mái suốt thai kỳ
Đặc thù môi trường làm việc công sở có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu mà bạn không ngờ.\r\n\r\nQuá trình mang thai đòi hỏi người mẹ cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Với những mẹ bầu công sở có những khoảng thời gian cố định để làm việc thì cần phải lưu ý một số điều để tốt cho thai nhi.\r\nRút ngắn thời gian sử dụng máy vi tính\r\nMột ngày làm việc của bạn là 8 giờ, bạn có chắc chắn bạn miệt mài lao động trong ngần đó thời gian hay thi thoảng lướt web chút xíu hoặc vào chat với đồng nghiệp vài phút. Vậy bây giờ, bạn cần tạm biệt thói quen đó.\r\n\r\nNgay khi mang thai, mẹ bầu công sở cần có kế hoạch về thời gian sử dụng máy vi tính:\r\n- Nếu công việc của bạn sử dụng máy vi tính nhiều, nên tập trung làm việc hết mức có thể.\r\n- Phân loại công việc có thể xử lý mà không cần dùng máy vi tính.\r\n- Tắt máy hoàn toàn khi không sử dụng.\r\n- Nếu xung quanh nơi bạn ngồi có nhiều máy tính của đồng nghiệp, hãy thương lượng với cấp trên việc đổi vị trí ở nơi gần cửa sổ. Hãy nhớ rằng, bức xạ của màn hình bạn sử dụng trực tiếp thấp hơn bức xạ của những chiếc máy xung quanh do có màn hình bảo vệ trước mặt.\r\n\r\nTránh xa căng thẳng\r\nCông việc luôn có những căng thẳng và áp lực, điều quan trọng là mẹ bầu biết cách giữ trạng thái tâm lý cân bằng. Bạn hãy nhắc nhở mình rằng: Bạn đã là mẹ và điều gì quan trọng với bạn lúc này. Tâm lý thoái mái và bình an có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển thể chất và tâm hồn của bé yêu sau này.\r\nChia sẻ những khó khăn trong công việc cùng đồng nghiệp, chủ động sắp xếp việc làm khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn luôn là bà bầu năng động nơi công sở.\r\n\r\nHạn chế ngồi điều hòa\r\nHầu hết các văn phòng công sở đều trang bị điều hòa 2 chiều hoặc quạt máy lạnh. Dù vào mùa nào sử dụng điều hòa mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc ngồi quá gần nơi có gió điều hòa.\r\nĐiều hòa công sở chính là thủ phạm gây ra các bệnh văn phòng nói chung cũng như những rắc rối cho mẹ bầu như đau đầu, ngạt mũi, hắt hơi, ù tai, khô da…\r\nTốt nhất trong thời gian thai nghén, chị em nên chuyển sang phòng làm việc khác không dùng điều hòa và dùng quạt bình thường. Trong trường hợp không thay đổi vị trí làm việc, nên chủ động khắc phục sử dụng các biện pháp phòng ngừa như dùng kem dưỡng ẩm, vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ và bàn tay chân.\r\n\r\nVận động nhẹ nhàng\r\nCàng gần những tháng cuối mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu tăng lên, lúc này bạn sẽ đối mặt với nguy cơ đôi chân phù nề , mệt mỏi. Và dù bạn đang trong thời gian làm việc, hãy luôn vận động nhẹ nhàng để giữ cơ thể thoái mái.\r\n- Ngồi làm việc 30- 45 phút cần đứng lên đi lại nhẹ nhàng tại chỗ 5 -10 phút.\r\n- Cách 60 phút nên gác chân lên ghế vài phút, đồng thời mát-xa nhẹ nhàng từ lòng bàn chân lên đùi để giảm bớt sự nhức mỏi cho đôi chân và giảm nguy cơ bị phù.\r\n- Sử dụng dép mềm, đế bằng đi lại trong văn phòng làm việc.\r\n- Tránh mang vác nặng, vận động mạnh, nhanh gấp. Với thai phụ đang mang bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên đi thang bộ quá nhiều lần trong ngày.\r\n\r\nĐừng quên ăn nhẹ\r\nĐồ ăn nhẹ như mứt trái cây, kẹo ngậm, bánh quy hoặc sữa uống là những món ăn nhẹ mẹ bầu có thể mang theo khi đi làm.\r\nBạn cần chia nhỏ các bữa ăn nhẹ trong thời gian làm việc và tùy theo nhu cầu của bản thân.\r\nMột số văn phòng sẽ quy định về việc ăn uống tại nơi làm việc, vì vậy hãy cân nhắc thời gian nghỉ giữa giờ để chống đói cho mẹ và bé.\r\n\r\nNói chuyện với bé\r\nĐừng vì mải mê công việc mà mẹ bầu quên mất việc trò chuyện với con yêu. Bước vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ, thai nhi đã cảm nhận và lắng nghe được giọng nói của mẹ. Trong thời gian làm việc, bạn hãy dành chút thời gian để xoa bụng nhẹ nhàng và đối thoại cùng bé. Hãy kết nối tình cảm mẹ con của bạn một cách liên tục và vững bền.\r\n\r\n
Có Thể Bạn Quan Tâm