Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Đau bụng trong thai kỳ: Khi nào thì nguy hiểm?

Tham vấn y khoa :

Nếu mẹ bị đau bụng đi kèm với các hiện tượng khác như chuột rút, ra huyết, sốt, ớn lạnh, tăng dịch tiết âm đạo hay khó chịu khi đi tiểu thì nên đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Triệu chứng ngày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số một số nguyên nhân có thể gây nguy hiểm lớn cho mẹ bầu. Do vậy, việc nhận biết các tác nhân gây ra cơn đau là vô cùng quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những lý do nguy hiểm khiến mẹ bầu đau bụng, khó chịu:

Mang thai ngoài tử cung

Khi mẹ mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng được thụ tinh có thể nằm ở trên ống dẫn trứng hay một vị trí khác không trong tử cung của mẹ. Lúc này, chúng gây ra các cơn đau bụng co thắt. Đi kèm với tình trạng đau bụng, mẹ có thể bị chuột rút. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ có thể sẽ bị đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy, nếu mẹ bị đau bụng hay đau tại vùng chậu, ra máu ở dạng màu đỏ hay nâu, đau nặng hơn khi di chuyển hay ho thì nên nhanh chóng đi khám bác sỹ nhé!

Sảy thai

Thai nhi nếu chết trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ thì được gọi là sảy thai. Lúc này mẹ sẽ bị ra máu, đau bụng trong một khoảng thời gian ngắn hay trong vài ngày, cơn đau có thể quặn lên hoặc kéo dài. Nếu có những triệu chứng này mẹ nên ngay lập tức đi khám để được xử lý sớm nhất.

Sinh non

Nếu thai nhi được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Các cơn co thắt tử cung gây đau bụng cho mẹ bầu là dấu hiệu đầu tiên của việc sinh non. Bên cạnh đó còn có một vài các dấu hiệu khác cho mẹ bầu dễ nhận biết như:

– Dịch ở vùng kín ra nhiều hơn, có lẫn máu, nhầy

– Xuất hiện máu ở âm đạo

– Các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên kèm theo hiện tượng chuột rút

– Áp lực lên xương chậu tăng, cảm thấy đau lưng và đau thắt lưng.

Bong nhau thai

Bong nhau thai là một tình trạng khá nguy hiểm khi các nhau thai tách ra từ tử cung một phần hay hoàn toàn trước khi em bé chào đời. Các dấu hiệu của hiện tượng này khá đa dạng. Nếu nhau thai bị đứt đoạn, mẹ có thể bị chảy máu đột ngột, tuy nhiên trong các trường hợp khác dấu hiệu này có thể rất mờ nhạt và dễ bị bỏ qua. Đi kèm với tình trạng đau bụng, mẹ có thể sẽ bị đau lưng, co thắt bụng thường xuyên và chuột rút.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ dẫn tới sự thay đổi trong mạch máu và ảnh hưởng tới một số cơ quan quan trọng bao gồm cả gan, thận, não và nhau thai. Mẹ có thể được chẩn đoán tình trạng này nếu gặp phải tình trạng huyết áp cao sau 20 tuần mang thai và xuất hiện protein trong nước tiểu, gan hay thận.

Các triệu chứng có thể bao gồm sưng mặt hoặc bọng mắt, sưng nhẹ trong tay, sưng bàn chân và mắt cá chân. Mẹ cũng có thể bị đau dữ dội hay đau ở vùng bụng trên, đau đầu trầm trọng, rồi loạn thị giác, buồn nôn và ói mửa.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm đau, khó chịu hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu, khó chịu ở vùng chậu hay đau bụng dưới, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi hay có màu lạ. Nhiễm trùng bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng thận và sinh non. Nếu nhiễm trùng đã lan tới thận, mẹ có thể gặp các triệu chứng sau: sốt cao, thường run, ớn lạnh hay ra mồ hôi, đau ở lưng dưới hay mạn dưới xương sườn, buồn nôn và nôn, hay thậm chí có mủ hoặc máu trong nước tiểu.

Trong thực tế, đau bụng trong thai kỳ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm bởi đôi khi mẹ bị đau bụng do bị đầy hơi, táo bón hay đau dây chằng. Tuy vậy, mẹ vẫn cần cảnh giác cao độ khi ngoài cảm giác đau bụng còn có các triệu chứng khác như vừa kể trên.