Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Có nguy hiểm khi thấy vết bầm tím trên ngực?

Tham vấn y khoa :

Vết bầm tím xảy ra khi các mạch máu nhỏ, mỏng dưới da bị vỡ, thường là hậu quả của va đập, và khiến lượng nhỏ máu thoát ra. Dưới đây là nguyên nhân gây vết bầm trên ngực, cùng với các lựa chọn điều trị và liệu có cần đi khám bác sĩ hay không.

Tin tốt là vết bầm vàng trên ngực không đáng lo.

Nguyên nhân

Vết bầm trên ngực báo hiệu có một vết thương hoặc chấn thương ở mô vú khoảng một tuần đến một tuần rưỡi trước.

Bilirubin có thể hình thành từ 7 đến 10 ngày sau khi bị thương, khiến vết bầm tím chuyển thành màu vàng.

Va vào tường hoặc cửa tủ mở hoặc một chấn thương thể thao nhỏ là đủ để gây ra vết bầm tím. Các chấn thương nghiêm trọng hơn, như bị tai nạn xe hơi hoặc bị ngã, cũng có thể gây bầm tím.

Một số người dễ bị bầm tím hơn những người khác, và chấn thương gây ra vết bầm tím khó coi ở người này lại có thể không để lại vết tích ở người khác. Người già hơn hoặc có làn da trắng dễ bị bầm tím hơn.

Cho con bú cũng có thể gây vết bầm tím, đặc biệt là nếu trẻ bấu hoặc bóp khi bú. Hút sữa đôi khi có thể gây bầm tím quanh núm vú nếu phần áp vào vú không đúng kích cỡ.

Những bà mẹ bị bầm tím ở ngực khi cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ về kích thước phù hợp của bơm hút sữa hoặc đảm bảo bé nằm đúng tư thế.

Vết bầm tím cũng hay gặp phẫu thuật vú. Việc cắt bỏ các mô vú, như phẫu thuật thẩm mỹ hoặc cắt bỏ u vú, có thể gây ra chảy máu. Thậm chí những thủ thuật nhỏ, như sinh thiết vú, cũng có thể dẫn đến vết bầm tím trong quá trình phục hồi.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, vết bầm tím ở ngực có thể được điều trị hoặc xử lý ở nhà. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị vết bầm tím lớn, hoặc không thể nhớ được thương tích nào đã gây ra vết bầm tím thì nên nói chuyện với bác sĩ.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy có u cục hình thành trên vết bầm tím, vết bầm tím kéo dài hơn 2 tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy có u cục hình thành trên vết bầm tím, vết bầm tím kéo dài hơn 2 tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Cũng nên hỏi bác sĩ nếu:

• khối u hình thành trên vết bầm tím

• vết bầm tím không hết trong vòng 2 tuần

• có nhiều vết bầm tím ở những nơi khác trên cơ thể

• thường xuyên chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng

• có máu trong nước tiểu hoặc phân

• có dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết bầm tím, như đỏ hoặc chảy dịch hoặc mủ

• có tiền sử gia đình dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Những dấu hiệu này có thể báo hiệu rối loạn đông máu hoặc biến chứng nghiêm trọng khác. Những người gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để loại trừ những tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.

Xử lý vết bầm tím ở nhà

Những vết bầm tím thông thường rất đơn giản để xử lý ở nhà.

Có thể điều trị vết bầm ở ngực bằng cách chườm đá. Gói một viên đa lạnh vào một chiếc khăn haowcj mảnh vài sạch và áp lên vết bầm khoảng 10 phút. Làm lại vài lần nếu cần trong vài ngày sau khi thấy vết bầm xuất hiện.

Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể làm giảm đau và sưng. Những người bị vết bầm tím nên tránh uống aspirin vì nó có thể làm vết bầm tệ hơn.

Những thay đổi khác trên da ở vùng nhũ hoa

Bầm tím không phải là thay đổi duy nhất thấy ở da vùng ngực. Một số thay đổi rất nhỏ, trong khi những thay đổi khác có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nhiễm nấm

Loại nhiễm trùng này hay xảy ra trên nếp gấp da dưới vú của những phụ nữ có vòng một lớn hơn. Hơi ẩm có thể đọng lại dưới vú và gây đỏ và ngứa.

Có thể điều trị nhiễm nấm bằng cách giữ cho vùng da này sạch sẽ và khô ráo, và sử dụng kem chống nấm hoặc thuốc bột không cần đơn.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng, thường là do mô vú tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng thông thường bao gồm xà phòng, lotion, nước hoa, kem bôi và chất giặt tẩy.

Điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm xác định và loại trừ chất gây dị ứng. Tuy nhiên, việc xác định đúng chất có thể cần phải thử đi thử lại nhiều lần.

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một nhiễm khuẩn ở da và mô dưới da, đôi khi có thể hình thành khối áp-xe khi nhiễm trùng sâu hơn. Viêm mô tế bào gây đỏ, sưng, đau và cảm giác nóng ở vùng bị bệnh.

Viêm mô tế bào cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Những người có các triệu chứng của viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Đôi khi, nhiễm trùng sâu hơn hoặc áp xe sẽ cần được bác sĩ chích dẫn lưu.

Viêm tuyến vú
Nhiễm trùng mô vú ở các bà mẹ đang nuôi con bú có thể là viêm tuyến vú.
Nhiễm trùng mô vú ở các bà mẹ đang nuôi con bú có thể là viêm tuyến vú.

Viêm tuyến vú là một nhiễm trùng mô vú và thường xảy ra ở những phụ nữ dang nuôi con bú. Nó làm cho vú trở nên sưng to, đỏ và đau. Trong nhiều trường hợp, người mẹ cũng bị sốt.

Những phụ nữ bị viêm tuyến vú cần đi khám bác sĩ ngay. Kháng sinh thường cần thiết để điều trị nhiễm trùng.

Bệnh Paget

Đây là một dạng ung thư hiếm gặp ở vú, núm vú hoặc quầng vú. Các triệu chứng của bệnh Paget bao gồm:

• núm vú chảy dịch màu vàng hoặc màu máu

• bong tróc hoặc đóng vảy ở da trên hoặc quanh núm vú

• ngứa hoặc cảm giác kiến bò ở núm vú hoặc quầng vú

• thay đổi hình dạng của núm vú

Bệnh Paget rất hiếm gặp, và các triệu chứng thường giống như eczema, và đôi khi bệnh bị chẩn đoán sai.

Ung thư vú kiểu viêm

Ung thư vú kiểu viêm là một dạng ung thư vú rất hiếm gặp và “hung hãn” gây tắc các mạch bạch huyết ở vú, dẫn đến biểu hiện sưng, đỏ giống như viêm.

Trong một số trường hợp, da có thể sần lên như vỏ cam. Loại ung thư này không phải lúc nào cũng gây ra khối u cục cứng trong vú.

Tóm lại

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở mô vú.

Hầu hết mọi người có thể điều trị và xử lý vết bầm tím đơn giản ở nhà, nhưng nếu có bất kỳ lo ngại nào về bầm tím hoặc chảy máu quá nhiều thì nên đi gặp bác sĩ.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bầm tím là một vấn đề phổ biến và không có gì đáng ngại.