Bí quyết tránh sâu răng, viêm lợi ở trẻ nhỏ
Để điều trị viêm lợi do mảng bám cần làm sạch mảng bám và cao răng, hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng hằng ngày…\r\n\r\nSâu răng và viêm lợi là hai bệnh răng miệng khá phổ biến ở trẻ em. Trong đó, sâu răng chủ yếu do chế độ ăn có chất đường. Để phòng ngừa cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:\r\n\r\nSâu răng\r\nVới trẻ mới sinh đến 1 tuổi:\r\nCác bà mẹ nên bỏ động tác ru ngủ bằng cách cho ngậm vú mẹ. Không nên cho thêm chất ngọt, chất có mùi vị vào sữa. Với trẻ bú bình cũng phải được kiểm soát, không cho trẻ ngậm bình sữa khi đã ngủ. Nên chải răng cho trẻ hoặc lau bằng gạc nhẹ nhàng sau mỗi lần bú hoặc khi trẻ thức (làm sạch nướu, răng. Xoa nắn với gạc ướt). Nên cho trẻ đi khám răng đều đặn ngay từ khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi.\r\n\r\nTừ 1 đến 3 tuổi:\r\nTrẻ em 2 tuổi mới mọc đủ hàm răng sữa. Sau 4 – 6 năm có từ 80 đến gần 94% trẻ đã có răng sâu, trung bình mỗi trẻ em có 5 – 7 răng sữa đã bị sâu và hầu hết là các răng sâu không được điều trị. Ở Việt Nam trong lứa tuổi đi học gần 90% trẻ em bị viêm lợi.\r\nĐể phòng tránh, nên cho trẻ dùng bàn chải. Dùng kem đánh răng sau 24 tháng (lượng tối thiểu). Không cho trẻ tự làm một mình. Dùng chỉ nha khoa khi có vùng tiếp xúc răng.\r\n\r\nTừ 3 đến 6 tuổi: \r\nCho trẻ tự chải răng nhưng phải kiểm tra thật kỹ. Lượng kem đánh răng tối thiểu. Dùng chỉ nha khoa. Dùng gel, dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao.\r\n\r\nTrẻ 6 – 12 tuổi: \r\nBố mẹ vẫn giúp, theo dõi những vùng khó thao tác. Dùng kem đánh răng có fluor. Dùng gel, dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao. Nên cho trẻ biết sự cần thiết của việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và khuyến khích trẻ nhằm biến mối quan tâm thành thói quen hằng ngày.\r\n\r\nViêm lợi\r\nViêm lợi là tổn thương viêm cấp tính hay mạn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Khi viêm xâm nhập sâu xuống các phần khác của vùng quanh răng gây nên bệnh viêm quanh răng. Thường gặp các thể viêm lợi như:\r\n\r\nViêm lợi do mảng bám:\r\nLà tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm lợi liên quan chặt chẽ đến số lượng mảng bám răng, cao răng, do vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Khi bị viêm, lợi sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám.\r\nBề mặt lợi trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Lợi dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Để điều trị viêm lợi do mảng bám cần làm sạch mảng bám và cao răng, hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng hằng ngày để loại trừ mảng bám răng, chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa.\r\n\r\nViêm lợi do sang chấn:\r\nThường gặp do các sang chấn cơ học như: xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng… Cũng có thể do thói quen bất thường vì nhồi nhét thức ăn hoặc vì vùng nhú lợi viêm nhiễm gây khó chịu. Để tránh sang chấn gây viêm lợi cần loại bỏ kích thích và các thói quen xấu.\r\n\r\nViêm lợi do mọc răng:\r\nViêm lợi do mọc răng là tình trạng lợi bị viêm khi răng mọc, có tính chất tạm thời, triệu chứng viêm sẽ giảm khi răng mọc được ra, thường gặp vào lúc 6 – 7 tuổi khi mọc răng vĩnh viễn thứ nhất. Nguyên nhân có thể do lợi viền không được bảo vệ khi răng chưa mọc hoàn toàn. Các yếu tố thuận lợi làm trầm trọng thêm bệnh là tích tụ thức ăn, mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển cấp tính và có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Để tránh viêm lợi do mọc răng cần làm sạch mảng bám và cao răng. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh răng miệng hằng ngày\r\n\r\nViêm lợi cấp do tụ cầu:\r\nThường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn như viêm phổi ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ… Sau mỗi đợt nhiễm khuẩn, sức đề kháng yếu, các vi khuẩn cơ hội trong miệng có khả năng tấn công vào mô lợi của trẻ làm cho trẻ bị viêm lợi. Bệnh có biểu hiện lợi đỏ rực cả hai hàm, dễ chảy máu. Bệnh viêm lợi ở những trẻ này thường diễn biến cấp tính, triệu chứng rầm rộ, trẻ có thể sốt, bỏ ăn. Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày.
Có Thể Bạn Quan Tâm