Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Bị ép đi ngủ sớm có thể khiến trẻ mất ngủ

Tham vấn y khoa :

Trẻ em mới chính là người chọn giờ ngủ cho mình tốt hơn, tiếc rằng trẻ lại hiếm khi có quyền lựa chọn giờ đi ngủ cho mình.

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện lý do chính khiến những em bé dưới 3 tuổi không thể ngủ được là do trẻ thường lên giường sớm hơn thời điểm đồng hồ sinh học của bé sẵn sàng.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Mind, Brain and Education, so với người lớn, trẻ em mới chính là người chọn giờ ngủ cho mình tốt hơn, tiếc rằng trẻ lại hiếm khi có quyền lựa chọn giờ đi ngủ cho mình. Các nhà khoa học cảnh báo, trong khi việc cho trẻ đi ngủ sớm có thể giúp cha mẹ có thời gian thư giãn thì những đứa trẻ nằm trên giường tỉnh táo hàng giờ liền, và cuối cùng là thiếp đi do bị kích thích chứ không phải ngủ.

“Đi ngủ sớm có thể khiến trẻ cưỡng lại việc ngủ, dễ tức giận và tỉnh giấc giữa chừng, đứa trẻ sẽ quen với cái gọi là ‘các cuộc gọi nơi màn cửa’, tức là trẻ thường xuyên đi ra đi vào khỏi giường, xuống cầu thang và vào phòng ngủ của cha mẹ”, nhà khoa học Boulder của ĐH Colorado cho biết.

Nghiên cứu cho biết, một giấc ngủ ngon phụ thuộc vào việc trẻ được trải qua giai đoạn tăng nồng độ hormone melatonin trong cơ thể. Hormone này được giải phóng trong suốt buổi tối để điều chỉnh đồng hồ sinh học. Các yếu tố như lượng ánh sáng cũng như cơ thể vật lý của đứa trẻ có thể xác định khi nào melatonin ở mức độ phù hợp để đi ngủ. Mức độ phù hợp này khác nhau đối với những đứa trẻ khác nhau.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 14 trẻ trong độ tuổi từ 30 đến 36 tháng, trong sáu đêm liên tiếp và đo mức độ melatonin trong nhiều khoảng thời gian xung quanh trước và trong khi ngủ, tính xem bé mất bao nhiêu thời gian để đi vào giấc ngủ cũng như những hành vi của bé có trước khi ngủ.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng những đêm mất ngủ ở trẻ mới biết đi có thể khiến bé lớn lên với vấn đề về tình cảm và hành vi trong cuộc sống sau này, và tương lai trẻ có nguy cơ mất ngủ rất cao.

Giáo sư LeBourgeois nói thêm: “Nếu con quý vị cố cưỡng lại việc ngủ hoặc gặp trục trặc với việc đi vào giấc ngủ, có thể do về mặt sinh lý, bé chưa sẵn sàng cho giấc ngủ vào thời điểm đó”.

Kết quả cho thấy, trung bình, nồng độ melatonin của trẻ bắt đầu tăng vào khoảng 19h40. Nếu cha mẹ cho trẻ lên giường lúc 20h10, đứa trẻ có thể ngủ trong vòng 30 phút tiếp theo.

Với những trẻ em mà thời điểm tăng melatonin muộn hơn trung bình, nếu được đặt vào giường lúc 20h10, chúng sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và có nhiều khả năng sẽ thức dậy một lần nữa hoặc có những hành vi xấu.

Phó giáo sư sinh lý học Monique LeBourgeois, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Trẻ đi ngủ không đúng với thời gian của đồng hồ sinh học có thể dẫn đến việc khó ngủ, giống như mất ngủ ở người lớn. Đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm cho cả trẻ em và cha mẹ”.