Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Bệnh ging mai phát triển qua 4 giai đoạn

Tham vấn y khoa :

 

Bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh như ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh, bị suy giảm chức năng thị giác, bại liệt toàn thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống… Thậm chí bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của người bệnh nếu không được phá hiện, thăm khám, điều kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về bệnh giang mai để giúp bạn có thể ngăn ngừa, nhận diện, điều trị bệnh (nếu có) được hiệu quả. Từ đó giúp bạn có thể tránh những ảnh hưởng xấu có thể gây nên, bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân được tốt hơn.

Bệnh giang mai là gì?

Xoắn khuẩn Treponema pallidum chính là thủ phạm gây nên bệnh giang mai, nó là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và rất dễ lây nhiễm. Dù cho nó là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh này vẫn có thể điều trị được nếu như người bệnh sớm được phát hiện, và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Những biểu hiện của bệnh giang mai thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa thuộc phòng khám đa khoa quốc tế HCM chia sẻ rằng, bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn chính, và ở mỗi giai đoạn thì người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể như  sau:

-Biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 1

Thông thường, người bệnh sau khi bị mắc bệnh sau khoảng 3 tuần (cũng có những người chỉ sau khoảng 10 ngày, hay cũng có khi là 3 tháng) thì mới xuất hiện những biểu hiện của bệnh. Ban đầu, những biểu hiện của bệnh chỉ là một vết trợt, rất nông, chúng có hình tròn hay bầu dục, không có mủ, vàđược gọi là “săng giang mai”.

Những săng giang mai này có thể tự lành lại dù cho không được chữa trị gì sau khoảng từ 5-8 tuần. Do đó có thể người bệnh có thể sẽ nhầm tưởng là đã khỏi bệnh, tuy nhiên trên thực tế thì bệnh vẫn âm thầm chuyển sang giai đoạn sau.

Những biểu hiện của bệnh giang mai thường xuất hiện ở những bộ phận sinh dục của người bị mắc bệnh như: ở âm đạo, cổ tử cung… đối với nữ giới, hay ở quy đầu, bao quy đầu (dương vật) đối với nam giới…

-Biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Những người bị mắc giang mai ở giai đoạn này sẽ thường xuất hiện những nốt ban đối xứng, có màu hồng, nhưng nó không gây ngứa ngáy, khó chịu… Những biểu hiện này của người bệnh thường xuất hiện ở hai bên mạng sườn, ở ngực hay bụng của người bệnh… Chúng thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1- 2 tuần, sau đó chúng tiếp tục phát triển trong khoảng từ 1-3 tuần và sau đó mất đi.

Ngoài những biểu hiện nêu trên người bệnh còn có thể có những mảng sẩn, nốt phỏng nước, hay vết loét ở da và niêm mạc… Chúng có màu đỏ, và thường có kích thước bằng hạt đỗ, những nốt sẩn này thường hay bong vảy, có viền da ở xung quanh, có ranh giới rõ ràng…

-Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 3

Những người bị mắc bệnh ở giai đoạn này thường không có những triệu chứng rõ ràng, vì vậy bệnh thường chỉ được xác định khi người bệnh đi làm xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán.

-Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 4

Bệnh giang mai ở giai đoạn này thường chia làm ba loại, những biểu hiện cụ thể như sau:

-Giang mai củ: những người bị mắc bệnh ở giai đoạn này thường có biểu hiện hình cầu hoặc là mặt phẳng, không đối xứng, và có màu đỏ (nhìn giống như màu mận chín hoặc hơi ngả tím)… Chúng thường có kích thước bằng hạt ngô và có ranh giới rõ ràng.

-Giang mai thần kinh: bệnh có thể xảy ra trong khoảng thời gian khá dài (từ 4- 25 năm). Bệnh có khả năng gây nên tình trạng suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, hay bị động kinh, đột quỵ…

-Giang mai tim mạch: bệnh thường xảy ra, phát triển trong khoảng thời gian từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Phình mạch thường là biến chứng của bệnh, người bệnh sẽ có thể bị tổn thương mạch máu trong trường hợp này.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Giang mai có thể gây nên những biến chứng hết sức khó lường nếu không tới địa chỉ điều trị giang mai kịp thời. Nó có thể gây suy giảm chức năng thị giác của người bệnh… Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu như viêm tắc nghẽn động mạch chủ, u động mạch chủ…

Ngoài ra bệnh còn có thể gây nên những tổn thương đến các cơ quan của cơ thể bị nhiễm bệnh, gây nên viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, rối loạn tâm thần, viêm gan… Nhiều người ở giai đoạn nặng (giang mai thần kinh) đã bị bại liệt toàn thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống, đột qụy, hay động kinh …

Ngoài ra bệnh cũng có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ mang thai cũng như thai nhi.

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Đa khoa quốc tế HCM là địa chỉ mà người bệnh có thể yên tâm tin tưởng lựa chọn để khám, điều trị giang mai hiệu quả, nhanh chóng. Bệnh giang mai có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm (trong giai đoạn đầu) bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn nên sớm đến những cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngoài ra bệnh còn có thể được điều trị bằng bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp,. Trong khi thuốc Tây y giúp đẩy lùi nhanh các xoắn khuẩn giang mai thì thuốc Đông y lại có tác dụng giúp làm tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc Tây y, …được hiệu quả hơn.

Bạn cần lưu ý rằng, trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cũng như những chỉ dẫn của bác sĩ… Hơn nữa bạn không được tự ý mua thuốc để điều trị hay ngừng điều trị giữa chừng… Đó là một số những khuyến cáo của bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM mà bạn cần phải hết sức lưu ý.

Bạn nên lưu ý rằng, so với các bệnh xã hội khác thì điều trị bệnh giang mai phức tạp hơn rất nhiều. Ngay cả sau khi quá trình điều trị bệnh giang mai kết thúc người bệnh vẫn nên quay lại cơ sở y tế khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần ít nhất trong 2-3 năm đầu. Nếu phát hiện có triệu chứng bệnh giang mai tái phát qua xét nghiệm huyết thanh thì phải tăng gấp đôi số lần điều trị.