Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

Nguy hiểm từ những chùm bóng bay

Tham vấn y khoa :

Những chùm bóng bay với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc là món đồ chơi ưa thích của trẻ em.\r\n\r\nTuy nhiên, khí hydro trong bóng bay tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng khi phát nổ. Đã có khá nhiều vụ đáng tiếc xảy ra, nạn nhân chủ yếu là trẻ em nhưng nhiều người vẫn chưa biết đến mối nguy hại này.\r\n\r\nNguy hiểm khôn lường\r\nThời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra một số vụ nổ liên quan đến bóng bay. Gần đây nhất là vụ nổ bóng bay trong ôtô xảy ra trên phố Cửa Đông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 11/2/2017. Cụ thể, trong một xe ôtô có cả người già và 2 cháu nhỏ, cháu bé ngồi ghế phụ nghịch quả bóng bay loại to bơm hydro. Bất ngờ, quả bóng phát nổ đã làm vỡ tung kính xe. Rất may những người trên xe không bị bỏng mà chỉ bị cháy xém tóc. Được biết, trước thời điểm quả bóng bay nổ, một bên kính xe đã được hé mở, nếu không vụ nổ có thể còn nguy hiểm gấp nhiều lần.Nguy hại khôn lường từ những quả bóng bay được bơm khí hydro.\r\n\r\nTrước đó, vào đêm 15/9/2016, trong khi vui chơi Trung thu tại khu vực nhà thờ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã có khá nhiều nạn nhân bị bỏng do một chùm bóng bay bơm khí hydro phát nổ và gây cháy. Ngay sau đó, 9 nạn nhân (đa phần là trẻ em) đã được đưa vào Bệnh viện Việt Nam Cuba – Đồng Hới (Quảng Bình) cấp cứu với tình trạng bỏng từ độ 1 đến độ 3, nhiều trường hợp bị khá nặng. Nguyên nhân do 1 người dùng bật lửa đốt dây buộc bóng để lấy bóng làm cả chùm phát nổ.\r\n\r\nĐề cập đến nguyên nhân dẫn tới các vụ nổ liên quan bóng bay, theo một số cảnh sát PCCC, có 2 loại khí được sử dụng để bơm vào bóng, đó là khí trơ (bơm vào bóng không bay) và khí hydro (bơm vào bóng bay), trong đó các vụ nổ trên đều liên quan đến bóng bay. Nguyên nhân là do khí hydro trong bóng bay sẽ rất dễ phát nổ khi tiếp xúc với ôxy và có thể gây nổ hàng loạt và trên diện rộng đối với các quả bóng ở gần nhau (chùm bóng bay).\r\n\r\nNếu lúc bóng nổ từng chùm lớn, nạn nhân vô tình hít phải nhiều khí hydro từ bóng thoát ra có thể sẽ bị lơ mơ, ói mửa, thậm chí co giật, hôn mê, lúc này cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực xảy ra nổ, đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, những vụ cháy nổ chùm bóng bay không chỉ có nguy cơ gây tai nạn, bỏng cho nạn nhân đứng gần mà việc cho trẻ chơi nhiều với bóng bay cũng không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc nếu trẻ tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút) trực tiếp vào bóng.\r\n\r\nBản chất ôxy trong bóng bay sẽ không gây nổ, tuy nhiên khi bóng bay tiếp xúc với nguồn lửa (tia lửa điện, tia pháo hoa, tàn thuốc…) hay các vật sắc nhọn, thậm chí do ma sát từ chính những quả bóng bay cọ vào nhau dẫn đến việc bóng bị nổ. Sau khi nổ, hydro sẽ kết hợp với ôxy tạo thành một hợp chất rất dễ cháy kết hợp với một nguồn lửa sẽ dẫn đến nổ, đồng thời tác động vào những quả bóng gần đó sẽ gây ra nổ lớn và có lửa bùng ra gây sát thương.\r\n\r\nNgoài việc gây sát thương đơn thuần, khí hydro sau khi phát nổ sẽ hấp thụ ôxy và dễ gây ra hiện tượng ngạt khí, đặc biệt là trong phòng kín. Đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra tại các phòng hát karaoke được dùng để tổ chức sinh nhật. Tại các phòng này, mọi người thường thả bóng bay trong phòng để trang trí, đồng thời đốt nến hoặc bắn pháo hoa mừng sinh nhật, việc này vô hình trung gây nổ đồng loạt bởi những quả bóng bay. Không chỉ gây sát thương mà còn dẫn đến ngạt khí trong phòng kín rất nguy hiểm.\r\n\r\nCẩn trọng khi cho trẻ chơi bóng bay\r\nBS. Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng – Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, chỉ tính riêng tại Khoa Bỏng của bệnh viện mỗi năm đều tiếp nhận hàng chục ca nhập viện do nguyên nhân nổ bóng bay. Đa số nạn nhân chấn thương nhẹ nhưng cũng không ít trường hợp nguy kịch vì cháy nổ bóng bay và nổ bình khí hydro, nhất là trong những ngày lễ, ngày Tết. Đáng chú ý, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bỏng do bóng bay nhiều nhất nên khi trẻ chơi đùa với bóng bay, người lớn cần chú ý đến trẻ để chủ động phòng cho trẻ. Nếu không may bị bỏng do bóng bay phát nổ, cần tiến hành các động tác sơ cấp cứu ban đầu cho nạn nhân như sơ cấp cứu bỏng nhiệt, bị bỏng ở phần nào thì cho ngâm vào nước sạch phần đó.\r\n\r\nNếu lúc bóng nổ từng chùm lớn, nạn nhân vô tình hít phải nhiều khí hydro từ bóng thoát ra có thể sẽ bị lơ mơ, ói mửa, thậm chí co giật, hôn mê, lúc này cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực xảy ra nổ, đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, những vụ cháy nổ chùm bóng bay không chỉ có nguy cơ gây tai nạn, bỏng cho nạn nhân đứng gần mà việc cho trẻ chơi nhiều với bóng bay cũng không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc nếu trẻ tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút) trực tiếp vào bóng.\r\n\r\n