Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

88 tuổi gãy chân, 2 tháng đã hồi phục: GS Đông y nổi tiếng tiết lộ 3 bí quyết khoẻ xương

Tham vấn y khoa :

Cổ nhân nói rằng, cây già thì rễ sẽ mục đầu tiên, người già thì chân sẽ yếu đầu tiên. Điều này liệu có đúng không? Hãy nghe chia sẻ của giáo sư Quách Thành Kiệt – chuyên gia đông y nổi tiếng thuộc Viện Trung y Thiểm Tây, được phong danh hiệu Quốc y Đại sư Trung Quốc.

Ông từng được công nhận là một trong những đại diện truyền nhân châm cứu Trung Quốc – một danh hiệu chứng nhận thuộc nhóm Di sản văn hóa Phi vật thể thế giới. Ông có những bí quyết vô cùng đơn giản, thực hiện đều đặn trong 60 năm nay để chăm sóc xương cốt.

Nhờ đó, ông vẫn sở hữu sức khỏe ổn định, mắt sáng, răng chắc, chân tay linh hoạt, thần thái trẻ trung, làm việc bình thường.
88 tuổi bị gãy xương, 2 tháng là hồi phục

Giáo sư Kiệt nhớ lại, năm 88 tuổi, ông chẳng may bị gãy xương khi đang cúi xuống rồi đứng lên đột ngột, thiếu máu lên não và ngã lên thành cửa, xương ông đã yếu nên bị gãy tức thì. Mặc dù Đông y quan niệm rằng, gân cốt bong gãy, chỉ qua 100 ngày là khỏi.

Nhưng đối với người cao tuổi như giáo sư Kiệt, bị tai nạn gân cốt là cả một vấn đề lớn. Từ những nghiên cứu của bản thân và trực tiếp ứng dụng những kiến thức chuyên môn của mình, chân của ông chỉ sau 2 tháng đã hồi phục kỳ diệu.

Trong một chương trình truyền hình thực tế, Giáo sư Kiệt đã tiến hành đo độ loãng xương của mình lúc 95 tuổi, chỉ số mật độ xương là BMD 0,232, cao hơn mật độ xương của người 60 tuổi (trung bình là 0,173).

Nhiều người rất ngạc nhiên về sự trẻ hóa của mật độ xương của giáo sư Kiệt và rất muốn biết bí quyết mà ông duy trì sức khỏe của xương, dù ông không cần đến việc uống thuốc bổ sung canxi.

Bí quyết để xương chắc khỏe, trẻ lâu

1. Xoa bóp chân

Theo quan niệm của giáo sư Kiệt, xương cốt tốt phải dựa vào cơ bắp tốt. Cơ bắp chính là tấm áo giáp quan trọng bảo vệ cho xương. Khi qua tuổi 40, cơ bắp mỗi năm bắt đầu giảm đều từ 0.5-2% độ săn chắc.

Có nhiều người cao tuổi xương khớp không khỏe, không phải hoàn toàn là do xương cốt kém, mà là do cơ bắp không còn đủ săn chắc nữa. Vì vậy, cách tốt nhất để duy trì cơ bắp vùng chân chắc khỏe, là hãy lưu ý duy trì việc xoa bóp toàn bộ chân.

Mục đích của xoa bóp là giúp cho khí huyết lưu thông thuận lợi, thúc đẩy hệ tuần hoàn vận chuyển máu hiệu quả, từ đó tăng cường cơ bắp, tốt cho xương cốt một cách tự nhiên.

2. Nâng chân

Giáo sư Kiệt tiết lộ, khi làm động tác nâng chân, cơ bắp trên toàn cơ thể sẽ được kéo dãn thẳng. Khi  không ngừng kéo thẳng, rồi lại thả lỏng, cơ bắp sẽ được vận động, xương khớp cũng được kích thích.

Càng hoạt động nhiều và đều đặn, rất có lợi cho việc tăng cường chất lượng và mật độ xương, từ đó củng cố và lưu trữ canxi tốt hơn.

Nhiều người thắc mắc, tại sao giáo sư Kiệt đã 96 tuổi mà vẫn có thể đi lại linh hoạt như vậy. Quốc y đại sư chia sẻ rằng, xương đầu gối là khớp quan trọng để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Rất nhiều người khi bước vào độ tuổi 50, 60 sẽ gặp phải những rào cản và rắc rối ở đầu gối.

Giáo sư Kiệt cũng không phải là ngoại lệ, bị đau đầu gối khi lên và xuống cầu thang, đặc biệt khi bước xuống cầu thang bị chùng gối lại càng đau dữ dội hơn. Khi biết xương mình yếu đi, ông gần như không dùng thuốc hỗ trợ, thay vào đó, kiên trì bấm huyệt mát xa hàng ngày.

Hơn 90 tuổi, ông vẫn duy trì thói quen này và sở hữu hệ xương rất linh hoạt, uyển chuyển. Để xương bánh chè, vùng đầu gối không bị loãng sớm, giáo sư Kiệt thường xuyên dùng bàn tay xoa bóp đầu gối, tiện thể bấm một số huyệt đơn giản.

Các huyệt vị chính gồm:

– Nội ngoại thất nhãn (2 bên hõm đầu gối)

– Huyệt huyết hải (má đùi trong phía trên đầu gối)

– Huyệt lương khâu (má ngoài đùi phía trên đầu gối)

Cách bấm: Xác định đúng vị trí huyệt như hình minh họa, mỗi huyệt dùng các ngón tay cái và tay trỏ bấm từ 3-5 phút, day đi day lại cho đến khi nóng lên hoặc buồn buồn tê tê thì dừng lại.

1. Duy trì uống 500ml sữa mỗi ngày

Nguồn thực phẩm dồi dào canxi nhất chính là sữa. Uống 500ml sữa kết hợp với việc bổ sung vitamin D thông qua tắm nắng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Làm sao để bổ sung được khoảng 600mg canxi và 5 microgram vitamin D. Nên chọn loại sữa ít chất béo, đó là cách lý tưởng để duy trì “dinh dưỡng” lý tưởng.

2. Ăn đủ thịt mỗi ngày

Người không ăn thịt có thể dễ bị loãng xương. Protein là chất quan trọng để cấu tạo nên cơ, từ đó giúp nuôi dưỡng xương chắc khỏe, mạnh mẽ, cứng nhưng không bị giòn. Đồng thời có thể làm tăng yếu tố tăng trưởng xương, sự bài tiết của cơ thể.

Các chất đặc biệt trong thịt cũng tạo điều kiện cho sự hấp thụ canxi. Việc bổ sung protein có thể làm cho vùng cơ bắp xung quanh xương săn chắc hơn, từ đó có thể bảo vệ xương hiệu quả hơn.

3. Ngồi khoảng 1 giờ là phải đứng dậy vận động

Vận động quá nhiều có thể làm tổn thương xương khớp, nhưng ngồi quá lâu thì cũng làm cho xương yếu không kém.

Khi ngồi lâu, khí huyết lưu thông không thuận lợi, không cung cấp đủ cho nhu cầu tối thiểu của xương, các khớp không đủ dinh dưỡng, từ đó chúng không thể hoạt động và duy trì các chức năng cơ bản, thiếu dịch và độ ẩm.

Do đó, người làm việc văn phòng thiếu vận động cũng chính là đối tượng mắc bệnh xương khớp nhiều nhất. Giáo sư Kiệt khuyên rằng bạn nên ngồi tối đa 1 tiếng thì phải đứng dậy vận động, di chuyển nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông.

4. Tập thể dục 3-5 lần/tuần

Nếu bạn không mắc các bệnh về đầu gối, trọng lượng không vượt quá chỉ số bình thường thì nên lựa chọn bài tập đi bộ hoặc chạy để rèn luyện sức khỏe. Nên đi bộ và chạy xen kẽ mỗi tuần từ 3-5 lần.

Việc rèn luyện này có thể cải thiện chức năng tim và phổi, cải thiện quá trình trao đổi chất. Nếu bạn bị đau đầu gối hoặc thừa cân, lựa chọn tốt nhất chính là đi bộ hoặc bơi lội.

Tùy vào khả năng của mình, bạn nên chọn một môn thể dục thể thao phù hợp. Không thể dục, bạn sẽ khó có bộ xương chắc khỏe, dẻo dai.