Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

8 dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều đường và cách kiềm chế cơn thèm

Tham vấn y khoa :

Không chỉ là bánh ngọt, đường có trong hầu hết các thực phẩm đóng gói mà bạn mua. Có nhiều khả năng bạn đang vô tình ăn nhiều đường hơn mà không kiểm soát được.

Dưới đây là 8 dấu hiệu bạn nên chú ý.

1. Thèm đường

Giống như cocaine, đường gây nghiện cho bạn. Khi bạn tiêu thụ đường, nó kích hoạt sự giải phóng một hormone kích thích gọi là dopamine. Vô tình, bạn có cảm giác ‘nghiện’ nó, cơ thể bạn thèm dung nạp đường và vì thế bạn càng ăn nhiều, bạn càng muốn, điều này xảy ra ngay cả khi bạn không cảm thấy đói.

2. Mệt mỏi và thiếu năng lượng

Có những loại neuropeptide được gọi là orexins tạo thành protein trong não – chúng có ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ – thức của chúng ta. Bởi vì chúng nhạy cảm với đường, phản ứng của chúng phụ thuộc vào lượng đường trong cơ thể bạn.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể cảm thấy tỉnh táo ngay sau khi ăn hoặc uống. Khi lượng đường giảm trong cơ thể, bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức.

3. Tăng cân

Khi ăn uống quá mức, đường có thể làm bạn béo. Mặc dù các yếu tố khác như tỷ lệ trao đổi chất quyết định cân nặng của bạn, nhưng đường là thứ đầu tiên cơ thể chuyển đổi thành năng lượng. Nếu đường không chuyển hóa ngay, nó được lưu giữ như chất béo để sử dụng trong tương lai.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường sẽ ức chế một hormone được gọi là leptin, nó báo hiệu cơ thể khi nào nên ngừng ăn. Vì vậy, bạn sẽ ăn ngay cả khi bạn không đói.

4. Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch

Tiêu thụ đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn, nguyên nhân là do glucose can thiệp vào hoạt động của bạch cầu, giảm khả năng chống lại mầm bệnh và virut. Ăn quá nhiều đường làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng, cơ thể của bạn không có khả năng để bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm.

5. Chứng hay quên

Trong nghiên cứu trên tạp chí Neuroscience, chuột được ăn một chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt đã dẫn đến suy giảm chức năng não chỉ trong 2 tháng. Nói cách khác, đường làm cho não của bạn mù mờ như bị phủ một lớp ‘sương mù’ vậy.

6. Các vấn đề về da

Khả năng sản xuất collagen của da bạn xác định độ đẹp của da. Đương nhiên, các phân tử đường kết dính collagen, mức độ đường trong cơ thể cao hơn có thể làm cho các tế bào collagen kém hoạt động hơn. Do đó, nó có thể gây ra độ cứng của các mô da. Khi da của bạn mất độ đàn hồi, nếp nhăn và các vấn đề khác xuất hiện trên bề mặt da.

Ngoài ra, đường gây viêm tế bào, làm cho da của bạn dễ bị mụn trứng cá và viêm da.

7. Ung thư

Rất đáng lo vì đường có nguy cơ dẫn đến ung thư. Đường làm tăng sản xuất insulin và có thể gây ra sản xuất tế bào bất thường và nhanh chóng trong cơ thể. Đường là một trong những nguồn năng lượng nuôi sống tế bào, kể cả những tế bào ung thư. Đó là một lý do chính tại sao bạn nên từ bỏ thói quen dùng nhiều đường.

Giải pháp

Các nguồn tốt nhất của đường bao gồm đường tự nhiên có trong trái cây, chúng cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Dưới đây là một số lời khuyên để vượt qua cơn thèm đường:

Tránh đồ ăn nhẹ có đường và chất làm ngọt nhân tạo.

Giảm dần lượng đường ăn vào.

Chuyển các món ăn ngọt sang thực phẩm lành mạnh.

Uống nhiều nước thường xuyên để rửa chất độc và đường dư thừa

Chọn thức ăn lành mạnh để duy trì mức đường ổn định.

Tập thể dục đều đặn để đốt đường trước khi nó được lưu trữ dưới dạng chất béo.