Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 028.39.257.111 - 03.8558.1111

“Sập bẫy” tội phạm với máy tính bảng giá rẻ biết “ăn” tiền, tài khoản

Tham vấn y khoa :

[ad_1]\r\n

(ĐSPL) – Các chuyên gia bảo mật công nghệ vừa phát hiện 17.000 máy tính bảng (tablet) giá rẻ, gồm hơn 30 thương hiệu của Trung Quốc chứa mã độc. Loại mã độc này không chỉ chiếm quyền kiểm soát máy tính của người sử dụng mà có thể “bung” ra các phần mềm đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân, nghe lén… Điều đáng nói, theo khảo sát của PV, những dòng máy này hiện đang tràn lan tại thị trường Việt Nam.

“Cờ lích”… mất tích luôn tài khoản

Ghi nhận từ một khổ chủ từng “dính” bẫy của dòng máy tính bảng (MTB) rẻ tiền này là Hoàng Quốc Huy, sinh viên năm thứ ba (đại học Kiến trúc Hà Nội). Theo những gì Quốc Huy chia sẻ trên Facebook thì, cách đây 3 tháng anh có đặt mua một MTB trên trang rao vặt có giá thành chưa đến 2,5 triệu đồng. Sau khi mua về, thời gian đầu, máy chạy “nuột” (chạy tốt), tính năng và khả năng xử lý dữ liệu không kém gì các MTB thương hiệu khác.

Tuy nhiên, thời gian sau đó, máy liên tục tự cập nhật và cài đặt những phần mềm quảng cáo, thư rác. Thậm chí, máy tự thay thế hình ảnh khi khởi động, ảnh nền, thay đổi trang chủ trình duyệt để chuyển hướng kết quả tìm kiếm phục vụ cho việc quảng cáo. Mới đây nhất, Huy phát hiện tài khoản Facebook của mình bị hack (đánh cắp), cùng với đó toàn bộ danh bạ điện thoại lưu trong máy cũng bị “phong tỏa” không thể lấy lại được. Huy đã đem nó tới một trung tâm máy tính để kiểm tra. Các chuyên gia phần mềm ở đây kết luận, trong MTB của anh có chứa loại mã độc được cài đặt sẵn trước đó. Chính loại mã độc này đã bí mật thực hiện việc phong tỏa và chiếm quyền quản trị máy của anh.

Chị Vũ Hoài Linh ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, chuyên viên kế toán tại một ngân hàng trên địa bàn, cũng từng mua và sử dụng một trong những dòng MTB giá rẻ được đặt mua trên mạng. Chị Linh chia sẻ, trong thời gian sử dụng MTB này, chị từng nhận được một email đính kèm file.doc có tựa đề “thông báo kế hoạch tăng lương tháng tới”. Mở ra xem, thấy file không có nội dung gì nên chị bỏ qua. Ít ngày sau, đang sử dụng, máy liên tục bị “treo”, chị liền mang ra trung tâm máy tính để sửa và được cho biết, máy có chứa mã độc cho phép hacker có thể đọc được toàn bộ các file, forder có trong máy.

Trên thực tế, trường hợp như của anh Huy, chị Linh không phải hiếm, bởi trước đó, không ít khách hàng đã thành “nạn nhân” của những dòng máy này. Lần theo các dòng quảng cáo, PV đã cập nhật vào một trang rao vặt về dòng sản phẩm trên. Sự khác biệt dễ nhận ra nhất của những dòng MTB này là giá rẻ… giật mình. Giá chào bán chỉ vào khoảng 1,5 đến 3 triệu đồng, trong khi hàng “xịn” có giá cả nghìn USD. Gọi theo số điện thoại một cửa hàng, nhân viên bán hàng tại đây nói, hầu hết những dòng MTB giá rẻ có nhãn hiệu Fusion5, Tagital, Rockchip, Yuntab, WonderMedia… Tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cũng theo nhân viên này, máy được bảo hành 6 tháng phần cứng và 12 tháng đối với các phần mềm được cài đặt. Tuy nhiên, khi PV thắc mắc, liệu những dòng máy kể trên có chứa các mã độc hay không thì nhân viên ở đây từ chối trả lời và chống chế rằng: “Cửa hàng nhập máy thông qua một đầu mối. Máy được cài đặt sẵn phần mềm thông dụng, việc máy có chứa phần mềm hoặc mã độc hay không thì chỉ có nơi sản xuất mới biết được(!?)”.

Một trang web chào bán dòng máy tính bảng giá rẻ.

\n

\n \n
\n

“Cánh tay” đắc lực của tội phạm mạng

Việc phát hiện hàng chục ngàn MTB của hơn 30 nhãn hiệu MTB của Trung Quốc chứa các phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp dữ liệu, tài khoản cá nhân, nghe lén… không phải mới. Theo các chuyên gia an ninh mạng, việc này đã được cảnh báo nhiều lần. Việc đưa mã độc vào máy tính, điện thoại, đánh cắp tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân nhằm trục lợi đang là hình thức vi phạm phổ biến hiện nay của tội phạm công nghệ cao.

Theo ông Ngô Tuấn Anh – Phó Giám đốc phụ trách an ninh mạng của Bkav, trường hợp mã độc xâm nhập vào máy tính như trên hiện khá phổ biến. Các hacker thường gửi đến địa chỉ mail của người dùng những file đính kèm có nội dung gây tò mò như “kế hoạch tăng lương”, “danh sách dự kiến bổ nhiệm nhân sự sắp tới”… Khi người dùng mở file, mã độc được kích hoạt và xâm nhập vào máy tính, từ đó đánh cắp thông tin trong máy tính, chụp ảnh lại màn hình…

Một khảo sát mới đây của Bkav cho thấy, 22,7% smartphone ở Việt Nam từng bị lây nhiễm mã độc. Trong đó, khoảng 1,7% (tương đương hơn 260 nghìn smartphone ở Việt Nam) chứa mã độc tự động gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ như 87xx. Nếu mỗi ngày, một smartphone gửi một tin nhắn đến đầu số 87xx với cước phí 15 nghìn đồng thì người dùng smartphone ở Việt Nam thiệt hại 3,9 tỉ đồng/ngày.

Trao đổi với PV, chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Hải Anh, hiện đang làm việc cho công ty phần mềm Kaspersky ở Việt Nam cho rằng, rất nhiều dòng MTB, thậm chí điện thoại giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc bán tại thị trường Việt Nam chứa những mã độc được cài sẵn. Vị này nhớ lại trường hợp cách đây không lâu, khi kiểm tra phát hiện trong máy tính chứa một loại mã độc có khả năng ngay lập tức thức giấc và hoạt động khi điều tra viên mở máy lần đầu tiên mà không cần bất cứ thao tác nào từ phía người dùng. Loại mã độc này có chức năng cài đặt các backdoor (“cửa hậu”) để tội phạm mạng có thể điều khiển máy tính từ xa thực hiện gửi thư rác, theo dõi người dùng máy tính, đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc tấn công các trang web trên mạng…

Thực tế, đã có nhiều vụ các đối tượng phạm tội cài mã độc lấy cắp thông tin, từ đó “mò” ra tài khoản ngân hàng để “rút tiền” mà “khổ chủ” không hề hay biết. 

Triệt phá đường dây nghe lén điện thoại

Cách đây ít ngày, các trinh sát bộ Công an đã bắt giữ 5 đối tượng để điều tra hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác. Thủ đoạn của các đối tượng là lên mạng rao bán các phần mềm theo dõi cho những người có nhu cầu. Sau khi khách hàng mua phần mềm này về, các đối tượng sẽ hướng dẫn họ cách cài đặt vào điện thoại của người cần theo dõi và thu thập thông tin. Khi đó, máy sẽ tự động kích hoạt các chế độ như: Ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn, chụp hình, quay phim. Toàn bộ thông tin sẽ được chuyển vào một tài khoản trên mạng, khách hàng chỉ cần lên đó xem và nghe thông tin. Phần mềm không gây tốn pin, không có dấu hiệu lạ gì trên điện thoại để người bị nghe lén có thể phát hiện ra được.

Vi Hậu

\r\n
[ad_2]

— Đăng bởi V —